Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

Thai chậm phát triển là gì?

 

Thai chậm phát triển là một tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn nằm trong tử cung, không phát triển như bình thường.

Làm sao để biết?

Bác sĩ và bà mẹ có thể nhận thấy được thai chậm phát triển với tuổi thai qua một quá trình theo dõi liên tục.

Những nguy hiểm do thai chậm phát triển:

- Tỷ lệ bệnh và tử vong sau sanh gia tăng.

- Những biến chứng trong sanh và sau sanh gia tăng.

- Thiểu ối cũng thường xuất hiện. Nước ối ít gây nên sự chèn ép dây rốn. Đó là nguyên nhân gây tử vong cho con.

- Khi lớn lên các bé đã từng là thai chậm phát triển trong tử cung sẽ dễ bị những di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển trí tuệ, cao huyết áp lúc về già, và những biến chứng về tim mạch.

Theo American College of Obstetricians and Gynecologists, thai chậm tăng trưởng trong tử cung (Intrauterine growth restriction - IUGR) là một trong những vấn đề thường gặp và phức tạp nhất trong sản khoa ngày nay.

 Được xem là IUGR khi ước lượng cân nặng của thai (estimated fetal weight – EFW) < 10th percentile (bách phân vị) tương ứng với tuổi thai do bệnh lý (due to pathologic process).

Được xem là Thai nhỏ so với tuổi (SGA - small-forgestational-age) khi ước lượng cân nặng thai (estimated fetal weight – EFW) < 10th percentile tương ứng với tuổi thai mà không có bệnh lý (absence of pathologic process) (do thể tạng).

 FGR có bất thường về chức năng thai-nhau (fetoplacental function) và kết cục chu sinh nghèo nàn (poorer perinatal outcome), trong khi SGA có kết cục chu sinh gần như bình thường (near-normal perinatal outcome). 

Do vậy, ngoài siêu âm 2D, thì siêu âm Doppler là không thể thiếu khi khảo sát thai nhi.

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung được phân chia thành 2 thể đối xứng và không đối xứng (Symmetric và Asymmetric IUGR). 

Thể không đối xứng (asymmetrical growth pattern): Chu vi vòng bụng (AC) phát triển chậm hơn đường kính lưỡng đỉnh (BPD) so với tuổi thai. Suy bánh nhau (Placental insufficiency) được xem là nguyên nhân của thể này. 

Ngược lại, những rối loại về di truyền (genetic disorders), lệch bội nhiễm sắc thể (aneuploidy), nhiễm trùng thai nhi (fetal infections), dị tật bẩm sinh (congenital malformations) và các hội chứng khác là nguyên nhân của thể đối xứng (symmetrical growth pattern – tất cả các đo đạc đều nhỏ hơn so với tuổi thai).

Thuật ngữ mới: Fetal growth restriction (FGR).

FGR khởi phát sớm (Early-Onset Fetal Growth Restriction): trước 32 tuần tuổi, 20-30% số trường hợp FGR. 

FGR khởi phát muộn (Late-onset Fetal Growth Restriction): sau 32 tuần tuổi, 70-80% số trường hợp FGR.

Giai đoạn I: bất thường PI của động mạch rốn (UmA) và động mạch não giữa (MCA).

Giai đoạn II: bất thường PSV của MCA, vắng hoặc đảo ngược dòng chảy cuối tâm trương của động mạch rốn (UmA), tĩnh mạch rốn đập (UV pulsations), sóng a bằng 0 ở ống tĩnh mạch (DV).

Giai đoạn III: sóng a âm ở ống tĩnh mạch (DV đảo ngược dòng chảy cuối tâm trương của động mạch rốn (UmA), hở van 3 lá (tricuspid regurgitation).

Mỗi giai đoạn lại đựợc chia thành 2 nhóm:

A : AFI (amniotic fluid index) < 5 cm (thiểu ối).

B : AFI (amniotic fluid index) > 5 cm (không thiểu ối)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đối tượng nào cần siêu âm tim thai?

  Siêu âm tim thai là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng được sử dụng để đánh giá cấu trúc và chức năng tim của thai nhi. Dưới đâ...

Popular Posts